Sữa Chữa Bảo Dưỡng Xe Nâng
Công Ty TNHH Xe Nâng Bình Minh cung cấp tất cả dịch vụ liên quan đến sữa chữa bảo dưỡng xe nâng cho khách hàng trên toàn quốc
1. Những hư hỏng mà xe nâng dầu thường hay mắc phải
Khó khởi động: xe nâng dầu khó khởi động vào mỗi buổi sáng hoặc khó khởi động mọi lúc thường sẽ bị mắc những bệnh sau: Bình ắc qui yếu, hệ thống cảm biến gặp vấn đề, thiếu áp lực dầu, củ đề hết chổi than…vv
Hệ thống thủy lực không hoạt động: tình trạng xe nâng bị kẹt hệ thống thuỷ lực, không nâng được hoặc hạ được có thể là do những nguyên nhân sau:
Dầu thuỷ lực dơ, cặn bẩn nhiều
Kẹt đóng hoặc kẹt mở của các van
Bơm dầu gặp vấn đề
Hệ truyền động gặp vấn đề
Nghẹt Lọc
Hự hỏng trong hệ thống truyền động: đây là bộ phận quan trọng nhất trên xe bao gồm: Động cơ, hộp số, cầu vi sai. Những hư hỏng thường xuất hiện trên hệ thống này có thể kể đến như:
Động cơ: xôi nướ làm mát, hở bạc, đổ hơi, xuất hiện tiếng kêu…vv
Hộp số: đây là bộ phận khép kín thường ít xảy ra hư hỏng nếu bảo dưỡng đúng cách, nếu khách hàng sử dụng số sàn thì phải thay bố sau một thời gian sử dụng.
Hỏng hóc hoặc mòn các bộ phận: Điều này có thể xảy ra do sử dụng quá lâu hoặc do sử dụng không đúng cách. Các bộ phận như bánh xe, hệ thống phanh, hệ thống treo và các bộ phận khác của xe nâng dầu có thể bị hỏng hoặc mòn.
Hư hỏng do sử dụng xe không đúng cách: đối với những tài xế xe nâng mới chưa có kinh nghiệm nhiều về vận hành xe nâng có thể sử dụng xe nâng sai cách dẫn đến xe nâng có tình trạng hào mòn nhanh hơn bình thường.
2. Những bệnh hay xảy ra trên xe nâng điện
Pin yếu hoặc hư hỏng: Điều này có thể xảy ra khi pin không được sạc đầy hoặc khi pin đã sử dụng quá lâu. Khi pin yếu, xe nâng điện sẽ không hoạt động hiệu quả và có thể không thể nâng hoặc di chuyển tải trọng.
Hệ thống điện không hoạt động: Điều này có thể xảy ra khi các phụ kiện điện không được kết nối chính xác hoặc khi có sự cố trong hệ thống điện. Trong trường hợp này, xe nâng sẽ không hoạt động.
Hỏng hóc hoặc mòn các bộ phận: Điều này có thể xảy ra do sử dụng quá lâu hoặc do sử dụng không đúng cách. Các bộ phận như bánh xe, bơm thủy lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, và các bộ phận khác của xe nâng điện có thể bị hỏng hoặc mòn.
Vấn đề về điều khiển: Điều này có thể xảy ra khi thiết bị điều khiển bị hỏng hoặc khi có sự cố trong hệ thống điều khiển. Trong trường hợp này, người vận hành sẽ không thể điều khiển xe nâng hiệu quả.
Vấn đề về bánh xe: Các vấn đề về bánh xe bao gồm bánh xe bị trơn trượt, bánh xe bị hư hỏng hoặc không cân bằng. Điều này có thể dẫn đến rủi ro an toàn và sự cố khi vận hành xe nâng điện.
3. Quy trình bảo dưỡng xe nâng và những điều bạn cần biết
Các bộ phận của xe nâng cần được bảo trì bao gồm:
STT |
Chi tiết |
STT |
Chi tiết |
1 |
Bình điện (mực nước, nồng độ, vệ sinh, châm nước cất) |
20 |
Tình trạng cầu chủ động |
2 |
Kiểm tra hệ thống dây điện |
21 |
Bơm mỡ |
3 |
Kiểm tra , vệ sinh máy sạc |
22 |
Dầu thủy lực |
4 |
Tình trạng hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu |
23 |
Tắc kê bánh xe |
5 |
Công tắc khởi động |
24 |
Hệ thống thắng |
6 |
Các contactor |
25 |
Bánh thăng bằng |
7 |
Bảng điều khiển |
26 |
Bánh tải |
8 |
Motor chạy (tình trạng, than, cổ góp) |
27 |
Bánh lái |
9 |
Motor nâng hạ (tình trạng, than, cổ góp) |
27 |
Bơm thủy lực |
10 |
Motor trợ lực lái (tình trạng, than, cổ góp) |
28 |
Bộ chia dầu thủy lực |
11 |
Các cầu chì |
29 |
Ống dầu thủy lực |
12 |
Hộp điều khiển |
30 |
Càng nâng |
13 |
Công tắc |
31 |
Tình trạng xilanh dịch chuyển |
14 |
Kèn |
32 |
Tình trạng xilanh lái |
15 |
Chân ga |
33 |
Tình trạng xilanh nghiêng |
16 |
Đồng hồ |
34 |
Tình trạng xilanh nâng |
17 |
Giắc cắm bình |
35 |
Xích nâng |
18 |
Vệ sinh toàn bộ xe |
36 |
Bạc đạn khung nâng |
19 |
Kính chiếu hậu |
37 |
Tình trạng chung của khung nâng |
Đối với xe nâng sử dụng 200 giờ đầu tiên (Áp dụng trong tháng đầu tiên)
- Thay dầu thủy lực và lọc dầu thủy lực mới. làm sạch màng lọc thô, vệ sinh bên trong thùng nhiên liệu.
- Thay dầu động cơ xe nâng.
- Thay lọc dầu động cơ.
- Kiểm tra khe hở xupap xả xe nâng và điều chỉnh nếu có vấn đề hư hỏng
- Kiểm tra bulong mặt máy và siết lại nếu bị lỏng.
- Vệ sinh màng lọc thô hộp số thủy lực của xe nếu bị dính tạp chất.
- Thay lọc hút nhiên liệu của đường ống xe nâng.
- Thay dầu hộp số thủy lực.
- Thay dầu bộ chia momen xoắn của động cơ.
- Siết chặt lại các đầu ốc, bulong, bulong tắc kê khung của tất cả các bộ phận của xe.
Định kỳ 100 giờ sử dụng
- Bơm nhớt vào dây xích và con lăn để xe chuyển động mượt mà
Định kỳ mỗi tháng hoặc mỗi 200 giờ sử dụng
- Kiểm tra chi tiết vành xe nâng về độ biến dạng, bào mòn trong quá trình sử dụng. Thay thế nếu xảy ra hỏng hóc.
- Kiểm tra hiệu suất làm việc của bánh xe nâng có còn đạt đủ yêu cầu hay không.
- Kiểm tra xi lanh thủy lực có bị hỏng hóc, biến dạng. Nếu ốc bị long r thì cần siết chặt lại.
- Kiểm tra sự rò rỉ của ống dầu và đưa ra phương pháp khắc phục nếu có sự cố.
- Kiểm tra hoạt động của xi lanh thủy lực có đạt hiệu suất tối đa hay không.
- Kiểm tra sự chênh lệch của xi lanh nâng so với thông số kỹ thuật cho phép.
- Kiểm tra độ sai lệch của xi lanh nghiêng.
- Kiểm tra các thiết bị có hoạt động ổn định hay không.
- Kiểm tra càng và cửa chặn của càng về mức độ hư hỏng hay biến dạng sau thời gian vận hành.
- Kiểm tra sự chênh lệch của càng xe nâng so với tiêu chuẩn cho phép.
- Kiểm tra các trục lăn trên khung nâng
- Kiểm sự biến dạng của xích và bánh xích.
- Kiểm tra các con lăn trên bộ càng có còn nguyên vẹn hay bị bào mòn, hư hỏng.
- Kiểm tra xích, bánh xích có bị mòn biến dạng hay không
- Kiểm tra vòng bi con lăn nâng xích.
Định kỳ mỗi 2 tháng hoặc 400 giờ sử dụng
- Kiểm tra độ siết giữa các ốc xích.
- Kiểm tra sự rò rỉ dầu ở hộp số hộp số.
- Kiểm tra hệ thống trợ lực lái có còn hoạt động ổn định, đảm bảo khả năng vận hành không.
- Kiểm tra dầu cso bị rò ở hệ thống dẫn dầu cung cấp cho phanh hay không.
- Kiểm tra mức độ khe hở giữa trống phanh và guốc phanh cso đảm bảo cho xe hoạt động an toàn không..
- Kiểm tra sự hoạt động của cần số, sự ăn khớp.
- Kiểm tra có bị rò rỉ dầu ở hộp số, dầu chuyển động không?
- Kiểm tra lượng dầu còn lại trong hộp số và bổ sung nếu cần thiết.
- Kiểm tra chiều cao bàn đạp côn khi nhấn.
- Khởi động máy xe, nghe tiếng máy nổ xem có gặp phải bất kỳ hư hỏng nào bên trong không.
- Cho xe chạy không tải kiểm tra tốc độ vận hành.
- Vệ sinh bộ phận tản nhiệt két nước đảm bảo máy luôn được làm mát hiệu quả trong quá trình hoạt động.
- Kiểm tra sự truyền dẫn nhiên liệu cùng những, tiếng động bất thường khi ga để tăng tốc độ hay đổi hướng di chuyển.
- Làm vệ sinh lọc gió xe nâng.
- Kiểm tra hoạt động của bộ điều tốc (tốc độ lớn nhất đường dầu máy).
- Kiểm tra sự rò rỉ dầu ở bơm tủy lực và các bộ phận tiếp xúc nhiên liệu
- Kiểm tra lọc nhiên liệu có bị giữ tình trạng ban đầu hay bị nứt hoặc biến dạng trong quá trình sử dụng.
- Kiểm tra mức độ kín của nắp két nước và điều chỉnh phù hợp để đảm bảo vận hành xe hiệu quả.
- Kiểm tra sự hư hỏng, vỡ, biến dạng của quạt tản nhiệt.
- Kiểm tra độ chắc chắn của giá đỡ quạt. Đảm bảo giá đỡ được bắt chắc chắn vào khung để không làm rơi quạt.
- Kiểm tra bugi máy có bị rỉ sét hay đóng cặn nhiên liệu không.
- Kiểm tra hoạt động hệ thống đánh lửa có đảm bảo để chuyển đổi cơ năng không.
- Thay dầu máy cho động cơ để xe nâng có thê rhoatj động với hiệu năng cao nhất.
- Kiểm tra sự vận hành của hệ thống khởi động xe nâng bằng cách nổ máy.
- Kiểm tra tỷ trọng của dung dịch ắc quy.
- Kiểm tra các giắc nối của dây điện có bị lỏng hay bong và tiến hành nối lại.
- Kiểm tra thời điểm đánh lửa sau thời gian sử dụng có phù hợp với tiêu chuẩn máy.
- Kiểm tra sự hư hỏng của mái che thân xe để đảm bảo hệ thống máy xe không bị nước mưa làm hư hỏng.
- Kiểm tra ghế ngồi lái xe có bị thay đổi vị trí hay sai lệch so với tiêu chuẩn?
- Tra mỡ vào các vú mỡ và các khớp trục.
Bảo trì xe theo từng giai đoạn để đảm bảo tuổi thọ và độ bền của xe
Định kỳ mỗi 3 tháng hoặc 600 giờ sử dụng
- Thay lọc dầu động cơ định kỳ.
- Thay dầu hộp số động cơ.
- Thay lọc nhiên liệu (với xe nâng nissan diesel).
- Kiểm tra mức dầu trong hộp visai có còn đảm bảo cho xe hoạt động tốt và bổ sung kịp thời.
Định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1.200 giờ sử dụng
- Kiểm tra cơ cấu lái có bị cong, mòn, hư hỏng.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của các khớp nối có diễn ra trơn tru và phối hợp nhịp nhàng không.
- Kiểm tra sự hư hỏng của trụ đứng và điều chỉnh hoặc thay thế.
- Thay dầu visai (truyền động cuối).
- Thay dầu visai (truyền động cuối).
- Thay dầu hộp số thủy lực, thay lọc thô.
- Thay lọc đường ống dẫn nhiên liệu.
- Thay dầu phanh xe nâng để xe hoạt động an toàn.
- Thay lọc gió.
- Kiểm tra điều chỉ khe hở xupAP.
- Đo áp suất nén động cơ.
- Kiểm tra điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu để khong xảy ra tình trạng hao phí cũng như tăng hiệu quả làm việc của xe.
- Làm sạch lọc ống thở của bộ trợ lực phanh.
- Kiểm tra khí lọt cacte.
- Kiểm tra nắp bộ chia điện (hộp cầu chì có chắc chắn hay bị biến dạng, hu hỏng không.
- Thay lọc nhiên liệu (xe nâng dùng động cơ xăng).
- Vệ sinh phía bên trong hệ thống làm mát.
- Kiểm tra sự giơ lỏng của turbo tăng áp (của động cơ S6D102E-1).
- Kiểm tra thay thế dây curoa nếu xảy ra hiện tượng mòn, đứt, biến dạng.
- Thay dầu thủy lực, thay lọc đường ống thủy lực, làm sạch lọc thô nhiên liệu và bên trong thùng dầu thủy lực.
Định kỳ mỗi năm hoặc sau 2.400 giờ sử dụng
- Kiểm tra áp suất khí của bình tích nâng.
- Kiểm tra hoạt động của xi lanh tổng phanh, kiểm tra sự rò rỉ dầu, hỏng hóc giơ, mòn.
- Kiểm tra hoạt động của xi lanh phanh bánh xe, kiểm tra sự rò rỉ dầu, hỏng hóc, giơ, mòn.
- Kiểm tra hoạt động của tròng phanh về mức độ bào mòn, hỏng hóc.
- Kiểm tra độ mòn của quốc phanh.
- Kiểm má phanh có còn đủ ma sát để đảm bảo an toàn cũng như tuổi thọ hệ thống phanh.
- Kiểm tra lò xo phanh có bị biến dạng, có còn đủ độ co giãn và có thể trở lại ví trí ban đầu.
- Kiểm tra và loại bỏ không khí, hơi nước lọt vào đường ống dẫn dầu phanh.
- Kiểm tra gối đỡ visai.
- Kiểm tra sự đứt gãy của vấu bán nĩa nâng.
- Kiểm tra trục con lăn ở các vị trí có tải xem cso bị bào mòn, rạn nứt và thay thế nếu có hư hỏng.
- Kiểm tra sự hỏng hóc, giờ mòn của giá đỡ của khung nâng.
- Kiểm tra hoạt động của van an toàn, kiểm tra áp suất giới hạn.
- Thay ống dẫn hơi.
- Làm sạch bên trong thùng nhiên liệu để loại bỏ cặn dầu hay các tạp chất bị tích tụ.
- Kiểm tra áp suất phun, thời điểm phun, lượng phun nhiên liệu có phù hợp tiêu chuẩn nhà sản xuất không.
- Kiểm tra lực siết bulong mặt máy có còn đảm bảo không.
- Kiểm tra mô tơ khởi động, máy phát điện.
- Kiểm tra sự rung động của chân máy.
4. Liên hệ
Quý khách đang cần bảo dưỡng sữa chữa xe nâng nhưng chưa tìm đơn vị cung cấp dịch vụ cùng phụ tùng cho xe nâng đáng tin cậy, tại sao không liên với chúng tôi? Công ty TNHH Xe Nâng Bình Minh là đơn vị cung cấp dịch vụ xe nâng lâu năm ở thị trường Việt Nam từ 2013 đến nay.
Holine: 0335 6575 78
Gmail: vankhaiheli@gmail.com